Địa chất Sống_núi_giữa_Đại_Tây_Dương

Giải thích một cách tổng quát về các sống núi giữa đại dương có thể xem thêm sống núi giữa đại dươngtách giãn đáy biển

Sống núi thực chất là điểm nằm trên cao của đới nâng giữa Đại Tây Dương là chỗ đang nhô lên chạy dọc theo chiều dài của Đại Tây Dương với phần đỉnh là các điểm cao nhất của đường nhô lên này. Các chỗ nhô cao này là do lực của dòng đối lưu bên trong quyển mềm đẩy vỏ đại dươngthạch quyển lên.

Ranh giới tách giãn hình thành đầu tiên trong kỷ Trias khi một loạt các địa hào ba nhánh hợp lại trên siêu lục địa Pangaea để hình thành sống núi. Thường thì chỉ hai trong ba nhánh của địa hào dạng như trên cấu thành nên một ranh giới tách giãn. Các nhánh không thành công trong việc tách giãn được gọi là aulacogen, và các aulacogen của sống núi giữa Đại Tây Dương thậm chí trở thành các thung lũng sông lớn được thấy dọc theo châu Mỹchâu Phi (bao gồm cả sông Mississippi, sông Amazonsông Niger).

Sống núi nằm sâu khoảng 2.500 mét (8.200 ft) dưới mực nước biển, trong khi các sườn của nó nằm sâu hơn 5.000 mét.

Bồn trũng Fundy trên Đại Tây Dương dọc theo bờ biển Bắc Mỹ giữa New BrunswickNova ScotiaCanada là một dấu hiệu của sống núi giữa Đại Tây Dương cổ.